Việt Nam rừng vàng biển bạc, tuy nhiên thời gian gần đây, tài nguyên rừng của nước ta đã bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy việc quy hoạch rừng và phân chia các loại rừng tài nguyên là điều cần thiết. Việc này cần bản đồ rừng việt nam chi tiết và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi trong quá trình bảo vệ rừng cũng như thai khác rừng tài nguyên.
Mục Lục
Bản đồ rừng Việt Nam cho thấy một cách rõ ràng diện tích rừng biến động qua từng thời kỳ cũng như độ che phủ và chất lượng rừng. Bản đồ không chỉ đơn giản thể hiện diện tích và độ che phủ rừng mà còn cho thấy chất lượng rừng có sự sụt giảm nghiêm trọng đến mức đáng báo động.
Nếu trước kia tài nguyên rừng khá giàu có và phong phú với độ che phủ lớn, mật độ rừng nguyên sinh cao thì hiện nay, rừng đang bị thu hẹp cả về diện tích lẫn chất lượng. Rừng Việt Nam đang bị rút ruột một cách khủng khiếp, hệ thống rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề. Thay vào đó là các vạt rừng trồng mới được thay thế trong thời gian chưa lâu.
Hiện trạng rừng được thể hiện trên bản đồ bằng các ký hiệu và màu sắc tượng trưng. Qua bản đồ rừng việt nam, người xem có thể dễ dàng nắm rõ tình trạng rừng một cách dễ dàng. Màu xanh đậm thể hiện diện tích rừng nguyên sinh chất lượng tốt, màu xanh nhạt là ký hiệu thể hiện diện tích rừng che phủ. Tiếp theo đó, các vùng đất chưa được rừng che phủ có màu sắc nhạt hơn với màu vàng nhạt và màu da cam.
Từ năm 2006 tình trạng rừng của Việt Nam được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo đó, rừng và đất trồng rừng phải được phân chia thành các đơn vị quản lý cụ thể.
Trong đó, đơn vị quản lý rừng cao nhất được gọi là tiểu khu. Vùng rừng này có ranh giới cố định được bao gồm trọn vẹn một mảnh rừng để việc quản lý rừng trở nên thuận lợi hơn. Trung bình, một tiểu khu rừng có diện tích khoảng 1.000 ha và số hiệu tiểu khu được phân chia, đánh số theo phạm vi cấp tỉnh.
Sau tiểu khu rừng là đơn vị phân chia khoảng rừng. Khoảnh rừng có ranh giới ổn định, dễ dàng xác định vị trí, ranh giới được phân chia thực địa. Diện tích trung bình cho mỗi khoảng rừng khoảng 100ha và được đánh số theo từng tiểu khu cụ thể. Điều này giúp cho việc quản lý diện tích rừng một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trong trường hợp khoảnh rừng chưa được phân chia thành các lô rừng và các đơn vị nhỏ hơn thì khoảnh là đơn vị giúp thống kê tài nguyên rừng.
Trường hợp khoảnh chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài Đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng đó chính là lô rừng. Đây là đơn vị được phân chia ra từ các khoảnh rừng. Căn cứ vào trạng thái rừng cụ thể để phân chia ra các lô rừng. Cần đảm bảo các lô rừng có cùng một trạng thái để có thể thực hiện các biện pháp tác động kỹ thuật và áp dụng các quy trình quản lý.
Sự phân chia này cũng hoàn toàn được thể hiện trong bản đồ rừng Việt Nam với số liệu cụ thể rõ ràng khi áp dụng tại các đơn vị cụ thể. Để sở hữu những tấm bản đồ chất lượng nhất, chính xác nhất, quý khách hãy liên hệ trực tiếp Công Ty TNHH Thiết Kế In Ấn Bản Đồ Khởi Minh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.